CHỦ ĐỀ 4: ĐỌC HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA 03 LOẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ngày đăng: 04/06/2021

Đa số các chủ doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn chưa đánh giá cao ý nghĩa, tác dụng của bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính và những chỉ tiêu nào mà chúng ta cần quan tâm. Từ đó cần đi sâu phân tích mối quan hệ giữa 3 loại báo cáo: Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ để hiểu thêm về chức năng 

 

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Báo cáo tài chính được chia thành 2 mục lớn: Tài sản và Nguồn hình thành tài sản. 

  1. Tài sản gồm: Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) và tài sản cố định (tài sản dài hạn)

Đối với chuẩn mực kế toán, tài sản ngắn hạn là tài sản luân chuyển trong một năm tài chính (còn gọi là một kỳ kế toán) còn tài sản dài hạn có thời gian luân chuyển trong nhiều năm (hay qua nhiều kỳ kế toán). Tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều chỉ tiêu: tiền (tiền mặt và tiền gửi), các khoản phải thu, khoản trả trước cho người bán, khoản đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho hay những loại tài sản ngắn hạn khác. 

Tài sản dài hạn là những tài sản cố định gồm: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình, Tài sản cố định thuê tài chính, Bất động sản Đầu tư, các khoản tập hợp chi phí cơ bản, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư vào các công ty liên kết, đầu tư vào các công ty con, các khoản cho vay dài hạn, khoản chi phí trả trước dài hạn khác.

  1. Nguồn vốn gồm: Tài sản thuần và Nợ phải trả. 

Nợ phải trả được chia thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn. Nợ phải trả ngắn hạn là khoản phải trả cho các nhà cung cấp trong vòng 1 kỳ kinh doanh (có thể là dưới một năm), khoản người mua trả tiền trước, vay và nợ ngắn hạn, các khoản phải trả cho người lao động, các khoản thuế phải trả Nhà nước và các chi phí phải trả khác. Nợ phải trả dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trên một năm. Chúng ta đầu tư khoản vay dài hạn cho các hạng mục tài sản cố định, các khoản phát hành trái phiếu hay các quỹ (quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ dự phòng phải trả). 

Tài sản thuần còn được gọi là nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận kiếm được. Trong tài sản thuần ta cần lưu ý những điểm sau đây: vốn điều lệ, thặng dư vốn, các quỹ thuộc chủ sở hữu, các khoản cổ phiếu quỹ. Lợi nhuận thặng dư được chia thành lợi nhuận thặng dư năm trước và lợi nhuận thặng dư năm nay. 

Trên đây là các chỉ số được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên chúng ta không nhất thiết phải nhớ hết các chỉ số này bởi vì sẽ là một thách thức nếu phải cùng lúc nhớ hết tất cả các khái niệm và chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THỂ HIỆN NGUỒN VỐN VÀ CÁCH SỬ DỤNG TIỀN

Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn và cách sử dụng tiền. Cách sử dụng tiền là việc chúng ta đầu tư tiền để hình thành tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn. Nguồn vốn sử dụng của người khác (còn gọi là nợ phải trả) và nguồn vốn của chủ sở hữu (gọi là Tài sản thuần). 

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THỂ HIỆN TÀI SẢN ÂM VÀ TÀI SẢN DƯƠNG

Tài sản dương là tài sản được hiện hữu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tài sản âm là tài sản đang sử dụng nguồn vốn của người khác. Khoản chênh lệch chính là tài sản thuần của công ty


MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Những điểm chúng ta cần lưu ý khi đọc bảng cân đối kế toán bao gồm:

  1. Tiền mặt: thể hiện nguồn lực doanh nghiệp hiện có. Nhiều doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, lợi nhuận vô cùng cao nhưng vẫn có nguy cơ bị phá sản do tình trạng thiếu tiền mặt
  2. Hàng tồn kho: thể hiện tình hình tài chính có tốt hay không cũng như chi phí tài chính của doanh nghiệp. 
  3.  Các khoản nợ phải thu: thể hiện cho chúng ta thấy việc một doanh nghiệp có cho khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hay ít và điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới chi phí tài chính của doanh nghiệp

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH B/L, P/L, C/F

  1. Mối quan hệ giữa B/L và P/L

Trong chủ đề 2, chúng ta đã biết được mối quan hệ giữa B/L và P/L thông qua hình ảnh tượng trưng báo cáo tài chính giống như một cái bể nước. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được so sánh như cái ống dẫn nước vào bể. Lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh là lợi nhuận ròng năm hiện tại của báo cáo tài chính. Phần lợi nhuận cuối kỳ nhiều hơn tài sản thuần đầu kỳ phụ thuộc toàn bộ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp. 


  1. Mối quan hệ giữa B/S-P/L-C/F

Dưới đây là hình ảnh thể hiện mối quan hệ giữa 03 loại báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp, chúng ta cần có tiền và sử dụng số tiền đó để đầu tư tài sản. Trước khi bắt đầu kinh doanh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải thu hút nguồn vốn, có thể là vốn điều lệ của chính những người chủ đầu tư góp lại để thành lập doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kinh doanh sẽ phát sinh thêm nợ phải trả và tận dụng khoản vốn này để trở thành nguồn vốn đưa vào hoạt động đầu tư. Chúng ta có thể sử dụng nguồn tiền sẵn có để tận dụng mua sắm các tài sản cho doanh nghiệp. Việc mua sắm kinh doanh sẽ đem đến doanh thu, kết quả của hoạt động kinh doanh và doanh thu được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh trong cả một kỳ và từ đó sẽ đem thêm lợi nhuận. Lợi nhuận ròng cuối kỳ được bổ sung vào bảng cân đối kế toán, chính là lợi nhuận thặng dư, làm tăng tài sản thuần của doanh nghiệp.

Điều này có liên quan như thế nào đến kết quả dòng tiền? Khi chúng ta có doanh thu và có lợi nhuận thì dòng tiền sẽ tăng lên. Dòng tiền tăng lên thể hiện ở số dư tiền mặt cuối kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tương ứng với phần tiền mặt trên báo cáo kết quả kinh doanh. Số tiền dư càng lớn trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phần tiền mặt tương ứng sẽ càng lớn trên báo cáo kết quả kinh doanh. Đây chính là mối quan hệ giữa 3 loại báo cáo tài chính, liên quan mật thiết với nhau và vận hành theo 1 nguyên tắc nhất định. 


Trong chủ đề thứ 4, chúng ta cần nhớ những điểm chính sau đây:

  1. Phương pháp đọc hiểu bảng cân đối kế toán
  2. Chỉ tiêu chính cần lưu ý trên bảng cân đối kế toán gồm: Tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải thu
  3. Mối quan hệ giữa 3 loại báo cáo tài chính giúp chúng ta biết được dòng tiền và tài sản trong doanh nghiệp vận hành như thế nào

 

1

Dưới đây là video Chủ đề 3 được trình bày bởi ông Nguyễn Văn Công - Chủ tịch HĐTV - công ty TNHH BPG. 

Chủ đề 4: youtube.com/watch?v=QxVNHNGjNUw

Để xem thêm video từ chương trình huấn luyện thực thi cho doanh nghiệp của chúng tôi, hãy truy cập qua kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCziwhYbkAbHjvXgmoqQ6kcA