CHỦ ĐỀ 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG ĐIỂM MẤU CHỐT

Post date: 22/05/2021

Tại sao chúng ta cần biết về báo cáo tài chính và những điểm mấu chốt trong báo cáo tài chính? Xuất phát từ việc rất nhiều chủ doanh nghiệp không đọc được báo cáo tài chính cũng như hiểu về số liệu kế toán; Điều này phục vụ được gì cho việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong tương lai? 

Nhiều chủ doanh nghiệp chưa rõ vai trò của kế toán trong doanh nghiệp của mình và họ cần yêu cầu phòng tài chính - kế toán đưa ra những số liệu phân tích gì để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình?

Để giúp các chủ DN từng bước tiếp cận những con số biết nói, hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh. Chúng tôi có chuỗi video gồm 30 chủ đề xoay quanh những “Tư duy kế toán cần có trong kinh doanh”, được up vào mỗi thứ 5 hàng tuần.

Tại sao chúng ta cần biết về báo cáo tài chính và những điểm mấu chốt trong báo cáo tài chính?

  Xuất phát từ việc rất nhiều chủ doanh nghiệp không đọc được báo cáo tài chính cũng như hiểu về số liệu kế toán; Điều này phục vụ được gì cho việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh trong tương lai? 

Nhiều chủ doanh nghiệp chưa rõ vai trò của kế toán trong doanh nghiệp của mình và họ cần yêu cầu phòng tài chính - kế toán đưa ra những số liệu phân tích gì để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình?

Để giúp các chủ DN từng bước tiếp cận những con số biết nói, hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh. Chúng tôi có chuỗi video gồm 30 chủ đề xoay quanh những “Tư duy kế toán cần có trong kinh doanh”, được up vào mỗi thứ 5 hàng tuần.

 

Chủ đề đầu tiên là “Những điểm mấu chốt trong báo cáo tài chính”. 

Trong hệ thống báo cáo tài chính có tổng cộng 3 loại báo cáo: 

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Vậy ý nghĩa của từng loại báo cáo này là gì?

 Mỗi loại báo cáo cung cấp cho chúng ta những thông tin gì để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh?

 

  1. Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai mặt: tài sản và nguồn hình thành tài sản. 

Dưới đây sẽ là ví dụ phân biệt tài sản và nguồn hình thành tài sản trong bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) nhằm giúp chúng ta hiểu rõ khi đọc báo cáo tài chính. 

 

Ví dụ: ta muốn mua một căn nhà giá 10 tỷ, nhưng ta chỉ sở hữu 5 tỷ và phải đi vay thêm 5 tỷ (vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè…). Khi đó ta đã sở hữu tài sản là căn nhà 10 tỷ trong đó nguồn hình thành tài sản chính là vốn của chủ sở hữu và 5 tỷ còn lại là nợ phải trả. 

 

 

 

  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh lợi nhuận trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu và chi phí. 



 

Từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh, chúng ta có thể nhìn ra được nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Chúng ta cũng có thể tự đặt ra những câu hỏi khi đọc những kết quả trong báo cáo tài chính của mình để từ đó hiểu rõ tường tận hoạt động kinh doanh và những hoạt động phát sinh trong chính doanh nghiệp của chúng ta.

 Giả sử khi ta đọc báo cáo tài chính, ta có thể nhận thấy doanh thu sụt giảm 10-20% so với năm trước hoặc với kỳ trước nhưng báo cáo khoản phải thu lại giữ nguyên hoặc tăng lên. Tại sao hàng tồn kho còn tồn đọng nhiều trong khi phòng kinh doanh vẫn báo hết hàng để bán và báo mua hàng thêm? Hay tại sao thị phần của chúng ta giảm đi nhưng chất lượng hàng hóa vẫn được đánh giá tốt, chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh? Khi doanh nghiệp rơi vào những trường hợp như vậy, cách giải quyết đơn giản là yêu cầu người phụ trách kế toán hoặc người phụ trách kinh doanh đưa ra câu trả lời thuyết phục để giải quyết vấn đề này, từ đó chúng ta sẽ biết được cần phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình như thế nào.

 

  1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng phản ánh dòng chảy tiền mặt trong hoạt động kinh doanh và được thể hiện qua ba dòng lưu chuyển, đó là:
  • Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh;
  • Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư;
  • Lưu chuyển từ hoạt động tài chính.

 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tạo lập bằng cách sử dụng dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì người ta sẽ gọi bằng cái tên khác là Bảng thông tin về tiền. 


Trên đây là 3 báo cáo chính trong hệ thống báo cáo chính của doanh nghiệp. Chúng ta chỉ cần hiểu những điểm mấu chốt và điểm trọng yếu => kế toán sẽ trở thành công cụ hỗ trợ mạnh mẽ hơn bất kỳ thứ gì trong kinh doanh, giúp bạn đưa ra các chiến lược. 

Kế toán sẽ có tác dụng như một chiếc cảm biến đưa ra các tín hiệu giúp chúng ta biết được rằng hoạt động kinh doanh của chúng ta đã ổn chưa và cần phải điều chỉnh cái gì? Nếu chưa điều chỉnh thì điều gì sẽ xảy ra và nếu điều chỉnh thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ đi đến đâu? 

Những điểm mấu chốt trong báo cáo tài chính cần nắm gồm: 

Bảng cân đối kế toán có 4 mấu chốt: 

Tiền mặt và tiền gửi;

Công nợ phải thu của khách hàng;

          Hàng tồn kho ;

          Phải trả NCC (Nhà cung cấp: ngắn hạn và dài hạn). 

  1. Tiền mặt và tiền gửi: Đối với kinh doanh hiện nay, lợi nhuận không phải là vua mà chính là tiền mặt. Do vậy điều chúng ta cần quan tâm là việc chúng ta có bao nhiêu tiền.
  2. Đối với công nợ phải thu của khách hàng, nếu như chúng ta không quản trị tốt công nợ phải thu khiến khách hàng chiếm dụng vốn của chúng ta thì điều gì sẽ xảy ra đối với công ty của chúng ta
  3. Hàng tồn kho tăng cao khiến chúng ta bị đọng vốn, đồng nghĩa với việc chi phí tài chính tăng lên.
  4. Phải trả NCC (ngắn và dài hạn) cho chúng ta biết được có thể sử dụng nguồn vốn chúng ta mượn từ NCC miễn phí được bao lâu, chúng ta sử  dụng đòn bẩy nguồn vốn này như thế nào, các khoản vay như thế nào cho hợp lý để chúng ta tối ưu được chi phí tài chính. 

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh có 3 mấu chốt chính: 

Doanh thu;

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 

Tất các doanh nghiệp đều quan tâm đến doanh thu. 

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là điểm rất quan trọng trong doanh nghiệp. Đôi khi chúng ta chỉ cần phân tích lợi nhuận gộp trong bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ giúp chúng ta có những quyết định hoàn toàn khác biệt giúp tối ưu lợi nhuận cho Doanh Nghiệp. Có thể ở góc độ nào đó, doanh thu giảm nhưng lợi nhuận sẽ tăng.

Điểm mấu chốt cuối cùng chính là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được lưu ý đến 2 điểm như sau: 

Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh và Số dư tiền cuối kỳ. 

Lưu chuyển hoạt động kinh doanh sẽ cho chúng ta biết là ta sẽ có nguồn tiền như thế nào, nguồn tiền dương hay nguồn tiền âm

Dưới đây là video Chủ đề 1 được trình bày bởi ông Nguyễn Văn Công - Chủ tịch HĐTV - công ty TNHH BPG. 

Chủ đề 1: https://www.youtube.com/watch?v=_M1eJoo_75s&t=2s

 

Để xem thêm video từ chương trình huấn luyện thực thi cho doanh nghiệp của chúng tôi, hãy truy cập qua kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCziwhYbkAbHjvXgmoqQ6kcA