[PHẦN 6] ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Ngày đăng: 09/06/2022

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN: 5 BƯỚC TRỞ THÀNH KẾ TOÁN TRƯỞNG XUẤT SẮC - PHẦN 6

 

Mỗi ngành nghề hay môi trường làm việc đặc thù đều có những bộ khung tiêu chuẩn được thông qua như một quy ước nhằm kiểm soát và tự điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong phạm vi hoạt động đó, được gọi là đạo đức nghề nghiệp. 

 

Chuẩn mực đạo đức kế toán cũng đặt ra 5 nguyên tắc cơ bản mà mỗi kế toán viên cần phải có: (1) Tính chính trực; (2) Tính khách quan; (3) Tính thận trọng; (4) Tính bảo mật và (5) Tư cách nghề nghiệp. Để đạt được bất kỳ chứng chỉ kế toán viên hay kiểm toán viên hành nghề nào, bạn đều cần nắm được 5 nguyên tắc này. 

 

Chúng ta biết rằng mặc dù đạo đức nghề nghiệp không có tính ràng buộc và cưỡng chế như pháp luật, nhưng đạo đức trong nghề lại là yếu tố tiền đề cho nguy cơ cá nhân đó có thể vi phạm quy định pháp luật hay không. Không dừng lại tại đó, chúng tôi cho rằng đạo đức nghề nghiệp còn nói lên nhiều điều hơn thế; bởi đạo đức nghề nghiệp là một phần bên trong mỗi người, được hình thành qua cách tư duy, xử lý mỗi tình huống và ra quyết định trong một thời gian dài. Bất kỳ ai cũng rất dễ gặp phải những rủi ro trong đạo đức nghề nghiệp.    

 

Hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp, chúng ta cần thực sự cụ thể hóa qua các hoạt động, biến chúng thành thói quen trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Xuyên suốt khóa huấn luyện, mỗi khi có một tình huống (case study) đòi hỏi kỹ năng giải quyết, các chuyên gia của chương trình sẽ giúp học viên định hình tư duy mới cũng như góc nhìn ứng dụng 5 nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nói trên. 

 

Mời bạn cùng lắng nghe podcast chia sẻ câu chuyện về rủi ro đạo đức nghề nghiệp từ diễn giả của chương trình. Hãy để lại dưới comment một góc nhìn thú vị từ trải nghiệm của bạn xoay quanh khái niệm này nhé!